ISO 45001:2018 (OHSAS 18001) – HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP

ISO 45001:2018 (thay thế OHSAS 18001) là tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp.
Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp giúp quản lý an toàn tại nơi làm việc và đảm bảo tổ chức của bạn tuân thủ các quy định của pháp luật. Hệ thống này yêu cầu các mối nguy đối với an toàn sức khỏe nghề nghiệp được đánh giá rủi ro và thiết lập kiểm soát.

 ISO 45001:2018 và OHSAS LÀ GÌ

OHSAS 18001:2007 được ban hành vào ngày 1 tháng 7 năm 2007 là tiêu chuẩn hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp thay thế cho tiêu chuẩn OHSAS 18001:1999. OHSAS 18001 cung cấp các yêu cầu về an toàn sức khỏe nghề nghiệp bao gồm việc phù hợp với luật pháp áp dụng cho hoạt động của bạn và các mối nguy đã được tổ chức xác nhận.

Từ năm 2018, ISO 45001:2018 là tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên của thế giới về an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp đã được phát triển và ban hành chính thức. Bộ tiêu chuẩn giúp tổ chức đảm bảo xây dựng một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh cho nhân viên và những người khác, giảm thiểu rủi ro tai nạn lao động hay ảnh hưởng môi trường đến sức khỏe… Mục đích của hệ thống là để kiểm soát các rủi ro về mặt an toàn sức khoẻ nghề nghiệp.

Tiêu chuẩn này được áp dụng cho tất cả các tổ chức mong muốn loại bỏ hoặc giảm thiểu rủi ro cho nhân viên hoặc những nhà đầu tư khác mà có thể rơi vào rủi ro an toàn sức khỏe nghề nghiệp với các hoạt động của họ.

TẠI SAO PHẢI ÁP DỤNG ISO 45001 (OHSAS 18001)

Áp dụng hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp giúp doanh nghiệp:

– Thiết lập một hệ thống quản lý an toàn sức khoẻ nghề nghiệp nhằm loài trừ hoặc giảm thiểu các rủi ro với nhân viên hoặc các bên quan tâm, những người có thể tiếp xúc với các rủi ro về an toàn sức khoẻ nghề nghiệp trong quá trình thực hiện các công việc mình

–  Tự khẳng định sự tuân thủ với các chính sách về an toàn sức khoẻ nghề nghiệp

–  Khẳng định sự tuân thủ này với các bên quan tâm

–  Được chứng nhận bởi một bên thứ ba cho hệ thống quản lý an toàn sức khoẻ nghề nghiệp của mình

 Yêu cầu  từ thị trường: 

+ Yêu cầu bởi các khách hàng của tổ chức

+ Yêu cầu bởi cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động và sức khoẻ nghề nghiệp

+ Yêu cầu đối với việc nâng cao hiệu quả kinh tế của các hoạt động quản lý an toàn sức khoẻ nghề nghiệp nhằm tạo và duy trì thế cạnh tranh

+ Chuẩn bị cho xu thế hội nhập quốc tế

Yêu cầu từ phía nội bộ:

+ Tăng cường tính trong sạch, minh bạch hoá về mặt an toàn sức khoẻ nghề nghiệp

+ Cải thiện hình ảnh của Doanh nghiệp với khách hàng và các bên quan tâm

Yêu cầu  từ nhân viên:

+ Tạo dựng được môi trường làm việc an toàn

+ Đảm bảo tương lai sức khoẻ và gia đình

LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG ISO 45001 (OHSAS 18001)

Về mặt thị trường:

– Cải thiện cơ hội xuất khẩu và thâm nhập thị trường quốc tế yêu cầu sự tuân thủ OHSAS 18000 như một điều kiện bắt buộc
– Nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp với khách hàng

– Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động an toàn sức khoẻ nghề nghiệp

– Phát triển bền vững nhờ thoả mãn được lực lượng lao động, yếu tố quan trọng nhất trong một tổ chức và các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động và sức khoẻ nghề nghiệp.

– Giảm thiểu nhu cầu kiểm tra, thanh tra từ các cơ quan quản lý nhà nước

Về mặt kinh tế:

– Tránh được các khoản tiền phạt do vi phạm quy định pháp luật về trách nhiệm xã hội

– Tỷ lệ sử dụng lao động cao hơn nhờ giảm thiểu các vụ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

– Giảm thiểu chi phí cho chương trình đền bù tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

– Hạn chế các tổn thất trong trường hợp tai nạn, khẩn cấp

Quản lý rủi ro:

– Là biện pháp tốt nhất trong việc phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu thiệt hại

– Giảm phí bảo hiểm hàng năm

– Thúc đẩy quá trình giám định thiệt hại cho các yêu cầu bảo hiểm( nếu có)

– Được sự đảm bảo của bên thứ ba

– Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mai

– Cơ hội quảng cáo, quảng bá sản phẩm

CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI ISO 45001 (OHSAS 180001)

STT CÔNG VIỆC THỰC HIỆN
1 Khảo sát đánh giá thực trạng của doanh nghiệp
2 Xác định các mối nguy, đánh giá các mối nguy và lên kế hoạch triển khai
3 Đào tạo tổng quan về hệ thống quản lý an toàn sức khoẻ nghề nghiệp theo tiêu chuẩn
4 Xây dựng và chuẩn hoá hệ thống tài liệu  quản lý an toàn sức khoẻ nghề nghiệp & hướng dẫn các biện pháp kiểm soát
5 Ban hành hệ thống tài liệu và hướng dẫn áp dụng hệ thống quản lý an toàn  và sức khoẻ nghề nghiệp
6 Đào tạo kỹ năng đánh giá nội bộ và thực hiện đánh giá nội bộ hệ thống quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp
7 Thực hiện đánh giá nội bô toàn công ty
8 Họp xem xét của Lãnh đạo về hệ thống quản lý sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp
9 Thực hiện các biện pháp  khắc phục, phòng ngừa cải tiến hệ thống quản lý sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp
10 Đánh giá chứng nhận ISO 45001 (OHSAS 18001)
11 Duy trì và cải tiến hệ thống thông qua các hoạt động đào tạo và áp dụng các công cụ quản lý , kiểm soát an toàn

Bài viết liên quan

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

Tin tức

Các tiêu chuẩn ISO