ISO 14001:2015 – HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

ISO 14001:2015 là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường (EMS), đưa ra các yêu cầu về quản lý môi trường mà tổ chức cần đáp ứng. Mục đích của bộ tiêu chuẩn này là giúp các tổ chức sản xuất / dịch vụ bảo vệ môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm và cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi trường của mình.

Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 được áp dụng cho tất cả các loại hình tổ chức không phân biệt quy mô, loại hình hoạt động hay sản phẩm.

Tổ chức áp dụng hệ thống ISO 14001:2015 để kiểm soát các khía cạnh và tác động môi trường của các hoạt động sản xuất/ dịch vụ của tổ chức và cải tiến liên tục để đáp ứng các yêu cầu pháp luật cũng như các yêu cầu của tiêu chuẩn. Áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2015 cho thấy tổ chức đã thực hiện các biện pháp để bảo vệ và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường.

Việc tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001:2015 được chứng tỏ bằng một số cách sau đây:

– Tự công bố rằng tổ chức của mình đã áp dụng hệ thống quản lý môi trường phù hợp với tiêu chuẩn ISO 14001:2015
– Khách hàng hoặc các bên liên quan đánh giá sự phù hợp của hệ thống quản lý môi trường với tiêu chuẩn ISO 14001:2015
– Mời tổ chức độc lập đánh giá chứng nhận sự phù hợp của hệ thống quản lý môi trường với tiêu chuẩn ISO 14001:2015

Các tổ chức áp dụng ISO 14001:2015 cần tuân thủ đầy đủ các yêu cầu trong tiêu chuẩn và quá trình này phụ thuộc vào các yếu tố như:
– Quy mô của tổ chức
– Vị trí của tổ chức
– Phạm vị áp dụng của tổ chức
– Chính sách môi trường của tổ chức
– Loại hình hoạt động của sản phẩm/ dịch vụ của tố chức
– Các khía cạnh và tác động môi trường của tổ chức
– Các yêu cầu của pháp luật mà tổ chức cam kết tuân thủ

Các bước thực hiện xây dựng hệ thống quản lý môi trường:

1.   Thiết lập và duy trì hệ thống quản lý môi trường phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn

2.   Thiết lập một chính sách môi trường

3.   Xác định các khía cạnh môi trường của các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của mình

4.   Xác định các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác mà tổ chức phải tuân thủ

5.   Thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu môi trường và kế hoạch để đạt được các mục  tiêu và chỉ tiêu này

6.   Xác định, lập thành văn bản và thông báo về vai trò, trách nhiệm và quyền hạn

7.   Xác định nhu cầu & thực hiện đào tạo

8.   Thiết lập và duy trì các thủ tục trao đổi thông tin nội bộ và bên ngoài

9.   Thiết lập và phổ biến các tài liệu của hệ thống quản lý môi trường

10.  Kiểm soát các tài liệu được áp dụng

11.  Đảm bảo rằng các thủ tục liên quan đến các khía cạnh môi trường có ý nghĩa được thực hiện / kiểm soát

12.  Thiết lập và thử nghiệm sự chuẩn bị và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp

13.  Giám sát và đo lường các hoạt động của mình có thể gây tác động đáng kể đến môi trường

14.  Đánh giá sự tuân thủ (với các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác và tổ chức đề ra)

15.  Thiết lập và duy trì các thủ tục xác định trách nhiệm và quyền hạn trong việc xử lý và điều tra sự không phù hợp, hành động khắc phục và hành động phòng ngừa

16.  Thiết lập và duy trì thủ tục kiểm soát hồ sơ môi trường

17.  Lập chương trình & thực hiện đánh giá nội bộ hệ thống quản lý môi trường để xác định sự phù hợp với tiêu chuẩn ISO 14001

18.  Thiết lập quá trình xem xét lại hệ thống quản lý môi trường nhằm đảm bảo tính thích hợp, đầy đủ và hiệu quả liên tục của hệ thống.

Bài viết liên quan