ĐÁNH GIÁ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (SA)

GIỚI THIỆU DỊCH VỤ ĐÁNH GIÁ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (SA)

Mục đích của việc đánh giá và giám sát trách nhiệm xã hội (qui tắc hành xử, nhân quyền, các yêu cầu về đạo đức) là để đảm bảo các đối tác kinh doanh của bạn tuân thủ những cam kết của công ty bạn đối với chính sách về trách nhiệm xã hội. Để thẩm tra tính minh bạch, nhất quán và trung thực, hầu hết các công ty sử dụng bên thứ ba, như Công ty TNHH PQI Việt Nam, để tiến hành đánh giá việc tuân thủ trách nhiệm xã hội.

Bằng cách sử dụng các dịch vụ đánh giá trách nhiệm xã hội, các nhà bán lẻ và nhập khẩu có thể đảm bảo rằng các quyền của người công nhân tại các nhà máy đang sản xuất hàng hoá cho họ được tôn trọng và thương hiệu của họ không bị ảnh hưởng bởi các điều kiện về môi trường làm việc dưới tiêu chuẩn hoặc các vi phạm về quyền con người.

Khi nào nên sử dụng dịch vụ đánh giá Trách nhiệm xã hội (SA)

  • Trước khi chọn một nhà cung ứng, các nhà nhập khẩu và bán lẻ.
  • Khi muốn kiểm tra sự phù hợp của nhà cung cấp về việc đảm bảo điều kiện làm việc của người lao động được chấp nhận đang được duy trì về cơ bản.
  • Khi muốn ngăn ngừa các vụ kiện về việc không thực hiện nghĩa vụ pháp lý liên quan tới việc vi phạm về quyền con người.

Phương pháp triển khai

Dịch vụ đánh giá Trách nhiệm xã hội của chúng tôi là một cuộc đánh giá tại hiện trường về Hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội tại cơ sở phù hợp với bản danh mục chuẩn. Các yếu tố của cuộc đánh giá bao gồm các vấn đề :

  1. Lao động trẻ em;
  2. Lao động cưỡng bức;
  3. Sức khoẻ và An toàn;
  4. Tự do của đoàn thể và quyền thương lượng tập thể;
  5. Không phân biệt đối xử;
  6. Các nguyên tắc kỷ luật;
  7. Lạm dụng hoặc quấy rối;
  8. Bồi thường và quyền lợi;
  9. Giờ làm việc;
  10. Phù hợp về môi trường;
  11. Thầu phụ và công việc tại nhà.

Các yếu tố này sẽ được đánh giá theo các quy định pháp lý và/hoặc theo các yêu cầu đặc biệt của Khách hàng/ nhà thương mại. Phương pháp đánh giá bao gồm quan sát, phỏng vấn người lao động và xem xét tài liệu.

Tiêu chí đánh giá dựa trên bộ luật lao động của quốc gia khác nhau và các tổ chức đa cổ đông tham gia như:

  1. Hội đồng Quốc tế Ngành sản xuất đồ chơi (ICTI): Đây là một tổ chức phi lợi nhuận bao gồm các hiệp hội thương mại về sản xuất đồ chơi trên toàn thế giới. Tổ chức này được thành lập để tăng cường các tiêu chuẩn an toàn sản xuất đồ chơi và trách nhiệm đối với việc quảng cáo và bán hàng cho trẻ em.
  2. Hiệp hội Lao động công bằng (FLA): Đây là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập để bảo vệ các quyền của người lao động tại Mỹ và các nước khác trên thế giới. Điều lệ của FLA đã tạo ra bộ luật tự nguyện, áp dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp về việc tiến hành và kiểm soát hệ thống.
  3. Hội Sản xuất đáp ứng Trách nhiệm toàn cầu (WRAP): Một tổ chức phi lợi nhuận, độc lập cam kết xúc tiến và chứng nhận sản xuất mang tính hợp pháp, nhân văn và đạo đức trên toàn thế giới.
  4. Tổ chức Khuyến khích thương mại đạo đức (ETI): là một Liên minh các công ty, các tổ chức phi chính phủ và nghiệp đoàn thương mại để xác nhận và tăng cường việc áp dụng tốt việc thực hiện các bộ luật lao động. Mục tiêu cuối cùng của ETI là đảm bảo các điều kiện lao động của công nhân sản xuất cho thị trường Anh Quốc đáp ứng hoặc vượt các tiêu chuẩn quốc tế.
  5. Doanh nghiệp với Trách nhiệm xã hội (BSR): là một tổ chức có thành viên là các công ty thuộc mọi quy mô và thành phần. Tổ chức này có ảnh hưởng toàn cầu và đem đến cho các thành viên những sản phẩm và dịch vụ sáng tạo để giúp họ thành công về mặt thương mại bằng cách chứng minh sự tôn trọng của họ đối với các giá trị về đạo đức, cộng đồng và môi trường.

Bài viết liên quan

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

Tin tức

Các tiêu chuẩn ISO